Phương tiện giao thông đường thủy ra đời và phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, đối ngoại giao thương giữa các nước trong và ngoài khu vực.
1. Phương tiện giao thông đường thủy đóng vai trò quan trọng
Như đã trình bày ở trên, hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước phát triển thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện giao thông đường thủy. Khi nhà nước chú trọng mở rộng các tuyến đường thủy, xây dựng nên nhiều con đường thủy rộng lớn hơn nhằm khai thác tối đa tài nguyên sẵn có nhằm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Khi đường xá được mở rộng, nhiều tuyến tàu thủy được mở ra sẽ làm cho không chỉ việc kinh doanh thương mại thuận lợi mà còn phát triển văn hóa xã hội hơn. Phương tiên giao thông đường thủy nối liền những khoảng cách, rất có ích cho việc khai thác du lịch nhất là du lịch đường thủy.
Tuyến buýt đường thủy đầu tiên tại TP HCM
Phương tiện giao thông đường thủy phát triển còn làm giảm gánh nặng cho giao thông đường bộ, giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông ở những thời gian cao điểm, bảo vệ môi trường. Đôi khi, người ta tìm đến phương tiện giao thông đường thủy như một sự trải nghiệm mới mẻ trên một phương tiện giao thông khác lạ so với những phương tiện giao thông thường ngày.
2. Các phương tiện giao thông đường thủy phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại phương tiện giao thông đường thủy. Có thể kể đến như Tàu, Thuyền, Phà, …
Tàu
Tàu là phương tiện giao thông đường thủy phổ biến hiện nay. Tàu được sử dụng với nhiều mục đích nhưng tựu chung lại, tàu được dùng để vận chuyển người và hàng hóa. Trong lĩnh vực du lịch, tàu được dùng là phương tiện để du khách có thể thưởng thức cảm giác lênh đênh trên biển ngắm nhìn song biển.
Trong lĩnh vực kinh tế, tàu là phương tiện kiếm sống của những ngư dân đánh bắt thủy sản ngoài biển khơi để thu về những mẻ cá, cá tôm tươi ngon nhất cho đất liền. Trong lĩnh vực thương mại, tàu là phương tiện vận chuyển. Tàu có thể chở được những hàng hóa cồng kềnh với trọng lượng lớn không chỉ giới hạn ở vùng kênh, rạch, sông ngòi mà tàu còn thể vươn xa ra đại dương bên kia bán cầu Trái đất.
Thuyền
Thuyền có lẽ sẽ dễ gặp hơn trong cuộc sống xưa của chúng ta. Người ta bắt gặp thuyền ở các con sông nhỏ, các vịnh nhằm di chuyển trong một khoảng cách ngắn. Nếu như ngày xưa, thuyền được dùng khá phổ biến là phương tiện đi lại chính thì giờ đây thuyền chủ yếu dùng ở cách địa điểm thăm quan nhằm đưa khách du lịch chu du trên thuyền ngắm cảnh.
Du lịch trên thuyền tại vịnh Hạ Long
Phà
Phà cũng là một hình thức vận chuyển người và hàng hóa phổ biến của nước ta. Nếu như thuyền có thể đi được trong khoảng cách xa, thời gian dài thì phà chỉ đi được ở khoảng cách gần. Phà có thể chở được phương tiện vận tải khác như xe máy, ô tô, xe tải, cũng là thể chở cả tàu lửa…Ở một số quốc gia, Phà được coi như một phương tiện công cộng, người dân đi lại chủ yếu bằng phà do chi phí thấp.
Khi tham quan du lịch tại một số hòn đảo, người ta dùng phà để vận chuyển xe cộ và con người. Ví dụ, khi tham quan du lịch Đảo Cát Bà, để đến được Đảo Cát bà, bạn phải đi 2 lần phà. Phà rất tiện ở chỗ chở được cả phương tiện giao thông khác nên du khách vẫn có thể sử dụng phương tiện giao thông của mình để tiếp tục di chuyển tham quan.
Phà tại cảng Đình Vũ Hải Phòng
Sà lan
Sà Lan cũng là phương tiện giao thông đường thủy phổ biến. Đó là một loại thuyền đáy bằng. Sà Lan được dùng chủ yếu ở vùng các con sông hoặc kênh đào để chuyên chở những hàng hóa nặng. Sà Lan không tự chạy được giống như thuyền mà cần dùng để phượng tiện kéo hoặc đẩy theo nó.
Các phương tiện giao thông đường thủy đón góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển ở mọi lĩnh vực cuộc sống. Nhà nước cần chú trọng đầu tư nhiều hơn về giao thông đường thủy cũng như phương tiện giao thông đường thủy để phát triển kinh tế, xã hội.