Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phổ biến nhất trong hệ thống phương tiện giao thông tại Việt Nam. Khi tham gia giao thông tại Việt Nam đặc biệt là sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người tham gia giao thông cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về quy định khi tham gia phương tiện này.
1. Khái niệm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định cụ thể như sau:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơmi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự tham gia di chuyển công khai trên đường.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Để hiểu rõ phương tiện giao thông cơ giới là gì thì chúng ta cần biết khái niệm xe cơ giới. nhiều người nhất là các bạn trẻ khu nhắc đến xe cơ giới chỉ nghĩ ngay đến xe máy. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm, không chính xác. Xe cơ giới là một khái niệm bao quát tất cả các phương tiện giao thông tham gia đường bộ.
Xe cơ giới bao gồm những phương tiện tham gia giao thông như sau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy, xe ô tô, xe máy kéo. Xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô và các loại xe tương tự như xe ô tô.
>>> Bạn có thể xem thêm: Phương tiện giao thông đường sắt – Ngày càng phát triển và chiếm ưu thế
2. Một số lưu ý cần biết khi điều khiển xe cơ giới
Hiện nay, xe cơ giới là phương tiện di chuyển chính tại Việt Nam. Mật độ giao thông của Việt Nam ngày càng dày. Hằng ngày có biết bao các phương tiện giao thông di chuyển qua lại. Vì thế, số lượng tai nạn xảy ra cũng khá nhiều.
Để giảm thiểu điều này, khi tham gia giao thông nhất là những người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cần chú ý tới những lưu ý sau để tránh những tai nạn xảy ra đáng tiếc gây thiệt hại về người và của cho chính mình và cho cả đất nước.
Lái xe an toàn
Hầu hết tai nạn xảy ra khi người điều khiển tham gia giao thông chủ quan hoặc có kỹ năng lái xe kém. Một số người chưa có đủ kinh nghiệm lái xe đã lái xe trên đường gây ảnh hưởng lớn đến với những người xung quanh. Vì thế, việc học lái xe và được cấp bằng lái xe là điều nên làm để tảng bị đủ những kỹ năng lái xe cần thiết cho mình.
Ngoài ra, một số người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn phớt lờ những địa hình nguy hiểm như cố tình đi vào đường cấm không dành cho phương tiện giao thông của mình. Điển hình như xe máy đi vào đường cao tốc không dành cho xe của mình sẽ gây nguy hiểm rất lớn. Hình phạt dành cho những trường hợp này có thể từ 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ.
Bên cạnh đó, cũng có một số xe cơ giới chở quá tải, chở cồng kềnh gây tắc nghẽn, ảnh hưởng với những người tham gia giao thông xung quanh. Có nhiều người hợp xe cơ giới chở tôn trên đường đã gây tai nạn tử vong ngay tại chỗ rất thương tâm.
Tránh chở hàng cồng kềnh
Để hạn chế tai nạn xảy ra, người điều khiển tham gia giao thông cần chú ý những điều sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt luật an toàn giao thông trên mọi nẻo đường
- Chở hàng bằng những xe chở hàng chuyên dụng, tránh chở hàng cồng kềnh làm hạn chế tầm nhìn gây ảnh hưởng giao thông
- Thường xuyên bảo dưỡng xe để có một chuyến đi an toàn nhất.
- Lái xe không được chủ quan hoặc phớt lờ những biển báo cấm, nên đi theo biển báo chỉ dẫn trên đường để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh mình.
Lái xe an toàn là điều nên làm không chỉ đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mà còn đối với tất cả những loại phương tiện khác.