Lỗi đè vạch xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đè vạch xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đè vạch là một trong những lỗi giao thông bắt gặp rất nhiều khi chúng ta tham gia giao thông. Tuy nhiên không phải ai cũng nhớ và biết được hết các vạch kẻ đường. Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn về lỗi đè vạch xe máy phạt bao nhiêu và ý nghĩa của vạch kẻ đường.

Lỗi đè vạch là gì?

Lỗi đè vạch là bánh xe lấn vào các vạch không được phép cắt qua, đây là một trong những lỗi mà các phương tiện giao thông, đặc biệt là với xe máy thường xuyên mắc phải.

Chúng ta thường bắt gặp rất nhiều vạch kẻ trên đường phố, từ 1 vạch tới 2 vạch, màu vàng, trắng,… nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của từng vạch cũng như mức phạt của từng lỗi đè vạch.

loi-de-vach-cua-xe-may-tai-diem-dung-den-do

Lỗi đè vạch của xe máy tại điểm dừng đèn đỏ

Nếu người điều khiển để phương tiện đè lên vạch sai quy định bị coi là vi phạm lỗi đè vạch. Vạch kẻ đường có rất nhiều loại với ý nghĩa nên việc chúng ta nhớ từng loại vạch kẻ đường sẽ giúp chúng ta khi tham gia giao thông sẽ tránh được các lỗi đè vạch đáng tiếc.

Lỗi đè vạch của xe máy lấn vạch có thể hiểu bằng nhiều cách khác nhau tùy từng trường hợp mà cũng có các mức xử phạt khác nhau. Nhiều lỗi vi phạm luật giao thông được tăng mức xử phạt 2 đến 4 lần so với trước đây để răn đe và nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

Đè vạch được chia ra làm 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Một hoặc hai bánh xe cán, đè lên vạch nhưng bánh xe chưa lấn qua hết chiều ngang gọi tắt là lỗi đè vạch có thể lập biên bản xử phạt tại chỗ. Trường hợp này sẽ bị quy vào lỗi vi phạm “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường”.

Trường hợp 2: Bề ngang của bánh xe bánh trước hoặc bánh sau lấn qua hết chiều ngang của vạch đường sau vạch liền. Như vậy người tham gia giao thông đã phạm vào lỗi sai làn có mức phạt khá nặng “Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định”. Lỗi đè vạch không bị xử phạt khi gặp trường hợp đặc biệt, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe, tịch thu giấy phép lái xe.

Lỗi đè vạch không bị xử phạt khi gặp trường hợp đặc biệt trong luật cũng có quy định không xử lý vi phạm hành chính trong 2 trường hợp sau:

– Người tham gia giao thông thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.

– Người tham gia giao thông thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.

Người vi phạm giao thông nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp kể trên cần chứng minh việc mình vi phạm là bất khả kháng hay bất ngờ bắt buộc đánh lái ở nhưng nơi có vạch kẻ liền hoặc trong trường hợp cấm vượt. Như tránh trâu bò, vật nuôi, người đi xe máy, xe đạp bất ngờ xuất hiện băng ngang qua chỗ đang đứng chờ đèn đò.

Lỗi đè vạch xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau.

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trường hợp vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Xử phạt người điều khiển, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. . Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 11 Điều 5. Các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Vi phạm nhiều lần hành vi vượt qua hoặc đè lên vạch bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.

Nếu không nằm trong các trường hợp khẩn cấp, bắt buộc xe máy đều sẽ bị xử phạt lỗi đè vạch, đè vạch vàng, đè vạch liền hay lỗi đè vạch xương cá.

Xử phạt người đi xe môtô, xe gắn máy từ 60.000 – 80.000 đồng nếu xe đè vạch liền.

Tại sao phải dừng trước vạch kẻ đường?

Theo Luật Giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Vạch liền được bố trí tại các nút giao thông có đèn tín hiệu hoặc ở các nút giao có vạch người đi bộ qua đường để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp.

Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vậy nên khi dừng đèn đỏ, các phương tiện không được phép đè vạch hay đi quá vạch ngang đường, liền nét màu trắng. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm và bị xử phạt. Khi người tham gia giao thông đè vạch khi dừng đèn đỏ cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông lớn vì dễ xảy ra va chạm với xe đang lưu thông hoặc người đi bộ sang đường.

vach-xuong-ca-la-ten-goi-khac-cua-nhom-vach-kenh-hoa-dong-xe

Vạch xương cá là tên gọi khác của nhóm vạch kênh hóa dòng xe

Lỗi đè vạch xương cá được chia thành vạch (dạng gạch chéo) và vạch 4.2 (dạng chữ V). Loại vạch này dùng để giới hạn các phần mặt đường không dành cho xe chạy. Nếu để xe máy đè lên vạch xương cá được quy định trong luật và lấn qua phần đường bị cấm thì sẽ bị phạt. Lỗi đè vạch xương cá mức phạt với xe đạp, xe đạp điện thì mức phạt từ 80.000 – 100.000 đồng sẽ được áp dụng khác nhau tùy loại phương tiện.

Vạch kẻ vàng gồm vạch đứt khúc vàng, vạch liền vàng đơn, vạch kép vàng song song 1 liền 1 đứt, hai vạch liền vàng song song. Người điều khiển phương tiện để tránh vi phạm lỗi đè vạch vàng phải quan sát thật kỹ vạch kẻ đường trong quá trình tham gia giao thông.

Lỗi đè lên vạch vàng đối với xe máy và xe đạp điện có lỗi xử phạt cao, từ 800.000 – 1.200.000 đồng. Những ai cố tình vi phạm luật giao thông sẽ bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã phần nào hiểu hơn về luật đè lên vạch kẻ đường cũng như mức phạt tương ứng với phương tiện giao thông. Nhìn chung, để tránh mắc các lỗi vi phạm và bị xử phạt không đáng có, bạn nên tự trang bị và cập nhật các kiến thức về giao thông. Nhất là tuân thủ luật lệ an toàn giao thông để đảm bảo an toàn giao thông cho tất cả mọi người.

Rate this post