Một số giải pháp thực hiện an toàn giao thông đường sắt hiện nay

Một số giải pháp thực hiện an toàn giao thông đường sắt hiện nay

Mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện nay có tổng chiều dài 3.143 km, việc thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt luôn được nhà nước, các bộ ban, ngành đặc biệt quan tâm sâu sắc. Dưới đây là một số giải pháp thực hiện an toàn giao thông đường sắt.

1. Thực trạng an toàn giao thông đường sắt

Theo số liệu thống kê của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, mạng lưới đường sắt Việt Nam với hơn 130 năm phát triển, có tổng chiều dài 3.143 km, với 2.531 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh. Mạng lưới được phân bố theo 5 tuyến chính gồm: Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Đồng Đăng; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Quán Triều. Ngoài ra, còn một số tuyến nhánh, tuyến liên kết.

Hiện nay còn trên 5.700 giao cắt giữa đường sắt và đường bộ. Trong số đó, chỉ có trên 1.000 giao cắt có phép, còn trên 4.000 là lối đi dân sinh tự mở, không có phép nên tiềm ẩn nguy cơ rất cao. Hơn nữa, tuyến đường sắt chính Bắc – Nam chạy dọc dãy Trường Sơn có độ dốc cao, sông ngắn nên khi mưa xuống, lũ dồn về rất nhanh.

An toàn giao thông đường sắt
An toàn giao thông đường sắt

Xem thêm: Những điều cần biết về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Cùng với sự biến đổi khí hậu khốc liệt, diện tích rừng thu hẹp, việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên các sông ở khu vực miền Trung khiến khi lũ về thì đường sắt bị ngập, lở rất nhiều. Như cơn bão số 12 năm 2017, chỉ một cơn mưa lũ to nhưng đường sắt đã bị tắc và mất đến 10 ngày mới khắc phục được, thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Về an toàn, không chỉ hạ tầng mà phương tiện cũng đã cũ, với 300 đầu máy với đủ các chủng loại, toa xe có khoảng 5.000 toa xe hàng, 1.000 toa xe khách nhưng gồm nhiều chủng loại nên hiệu quả sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa còn khó khăn.

Tai nạn giao thông đường sắt vẫn luôn thường trực bởi ngoài thực trạng hệ thống đường sắt cũ kỹ lạc hậu, hệ thống đầu máy, toa xe cũ kỹ, nhiều chủng loại với tuổi đời bình quân hơn 30 năm; công nghệ khai thác vận hành, sửa chữa …

Có đến 80% số vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt. Đây chính là hồi chuông cảnh báo về hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. Các bộ, ban ngành, cơ quan, tổ chức cần tập trung vào việc đảm bảo chất lượng hạ tầng và nâng cao ý thức người dân.

Tranh an toàn giao thông đường sắt
Tranh an toàn giao thông đường sắt

Click ngay: Phương tiện giao thông đường sắt – Ngày càng phát triển và chiếm ưu thế

2. Một số giải pháp thực hiện an toàn giao thông đường sắt hiện nay

Tăng cường hiệu lực của các chủ thể liên quan đến công tác bảo vệ, bảo đảm trật tự an toàn trong hoạt động đường sắt.

Trong đó có doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thanh tra giao thông địa phương và Cảnh sát giao thông …

Về hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật

Tổ chức rà soát các văn bản pháp luật về bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đánh giá những tồn tại, bất cập mới phát sinh trong quá trình thực hiện; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Đường sắt và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, phù hợp với yêu cầu về quản lý, bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Thực hiện luật an toàn giao thông đường sắt
Thực hiện luật an toàn giao thông đường sắt

Về công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn giao thông đường sắt:

Tiếp tục tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt cho người dân, trong đó tập trung vào các đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên toàn quốc, đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp Phục vụ chạy tàu; hành khách đi tàu … bằng hình thức trực tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng trên toàn quốc như phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo giấy, pano, tờ rơi…; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt, các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí kiên trì thực hiện thường xuyên, liên tục.

Trên đây là thực trạng và một số giải pháp thực hiện an toàn giao thông đường sắt hiện nay. Hy vọng đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post